Phân bón Miền Nam và kỹ thuật canh tác cây khoai lang

 Lê Minh Giang  29-07-2021  248 Lượt xem

  1. Nguồn gốc

Khoai lang tên danh pháp là Ipomoea batatas được trồng như là cây trồng trong vườn nhà. Khoai lang thuộc chi Ipomoea, là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá mọc so le hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ phình to ăn được có hình dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu từ đỏ, tím, nâu hay trắng. Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay tím.

Khoai lang có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Mỹ, được con người trồng cách đây trên 5.000 năm. Khoai lang được trồng rộng khắp trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm Là cây lương thực quan trọng của nhiều nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh,  được sử dụng rộng rãi làm thức ăn cho người, cho động vật và làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.

Ở Việt Nam, khoai lang được phân bố rộng rãi có mặt vùng trung du và miền núi Bắc bộ, châu thổ sông Hồng, các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khoai lang phù hợp vùng đất thoát nước, đất cát ven biển như các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.

Có khoảng 20 giống khoai lang chủ yếu được trồng tại hiện nay. Trong đó một số giống có năng suất khá cao là K51, K4 (V15-70), K3, K2, KB1, KL5, Hoàng Long, Hồng Quảng, VX-37, TV1, Chiêm dâu, Nhật 3, Cực nhanh, 143, HL4, KL1, TV1, H1.2… đạt từ 10 – 30 tấn/ha. Giống khoai lang K51, năng suất có thể đạt tới 25 – 30 tấn/ha. Hầu hết các giống đều phù hợp với thời vụ thu đông, đông chính vụ hay đông xuân.

  1. Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh:

Khoai lang thường được nhân giống bằng thân (trong dân gian gọi là dây) hay từ mầm củ, rất ít khi nhân giống bằng hạt, là cây có củ sống quanh năm, nhiệt độ thích hợp cho khoai lang từ 20-300C dưới 150C và trên 300C cây ngừng sinh trưởng. Cây khai lang có thể chia làm hai giai đoạn: giai đoạn phát triển rễ sợi, thân, lá và giai đoạn hình thành và phát triển củ. Khoai lang là cây trồng không kén đất có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thích nhất là đất cát pha, tơi xốp, tầng đất canh tác càng dày càng tốt, thoát nước, pH=5-6.

  1. Sâu bệnh hại khoai lang

3.1. Bệnh hại

3.1.1. Bệnh héo vàng

Bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxysporum. Bệnh phát tán mạnh nhất khi thời tiết nóng, nhiệt độ chừng 300C, trời nắng mưa xen kẽ nhau, đất chứa nhiều cát.

Bên cạnh đó thì những lá từ phía dưới dần trở lên vàng dần và héo, bệnh nặng thì khiến cây bị chết khô. Càng bị bệnh hại khoai lang sớm càng ảnh hưởng tới năng suất khi thu hoạch.

Nấm ẩn thân trong tàn dư của cây bệnh và trong đất nhiều năm. Bệnh lan truyền thông qua công cụ làm đất và nước ruộng.

3.1.2. Bệnh héo rũ

Bệnh hại khoai lang – bệnh héo rũ do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum.

Bệnh hình thành đầu tiên tại vị trí gốc dưới hình dạng vết bệnh mọng nước có màu sắc vàng nhạt, sau đó dần chuyển sang màu nâu, những mạch dẫn trong cây bệnh chuyển sang màu nâu đen.

Ở củ, vết bệnh hại khoai lang có dạng sọc màu nâu, mọng nước tại vị trí bên trên bề mặt. Toàn bộ bó mạch dẫn trong củ bị biến màu, củ bị thối một phần hay tất cả. Khi củ bị nhiễm bệnh nhẹ trong quá trình bảo quản tiếp tục bị thối nhũn kèm theo mùi chua nồng đặc biệt.

Vi khuẩn sinh trưởng trong đất và trong hom giống. Khi ở trong đất vi khuẩn có tuổi thọ từ 1 đến 3 năm. Bệnh được lây truyền qua gió, mưa và nước. Mức độ nhiễm bệnh của từng giống khoai thì khác nhau.

3.1.3. Bệnh chết dây

Triệu chứng: Bệnh chết dây trên cây khoai lang do nấm Fusarium sp.

Biểu hiện bệnh rõ nhất khi thời tiết có mưa và nắng đột ngột, nhiệt độ chừng 300C. Thời gian từ khi cây bắt đầu có biểu hiện bệnh tới khi cây chết kéo dài hàng tháng.

Ban đầu viền lá tại những lá già có màu huyết, đọt lá màu tím giống với hiện tượng thiếu lân, cắt ngang tại vị trí thân thấy mạch dẫn bên trong bị nâu đen, sau đó những lá già bắt đầu dần chuyển sang màu vàng và héo. Bệnh nặng khiến cho dây bị chết khô.

3.1.4. Bệnh thối tím củ

Bệnh hại khoai lang – Thối tím củ được gây ra bởi nấm Helicobasidium mompa-Basidiomycetes.

Độ ẩm cao là yếu tố thuận lợi cho bệnh sinh trưởng. Nhiệt độ ít bị ảnh hưởng. Nấm sinh trưởng và gây hại trên nhiều loại cây như đậu phộng, đậu nành, dâu tằm, chè, mía, khoai tây cung với nhiều loại cây ăn quả khác như lê, đào, táo, nho..v.v…

Khi đã bị thối, củ có mùi rượu đặc trưng, rễ và củ bị nhiễm bệnh khiến cho cả cây khoai chuyển sang màu vàng, lá bị rụng.

Bệnh gây hại chủ yếu tại vị trí rễ và củ. Rễ bị thối và phủ trên đó một lớp sợi nấm dày màu trắng, rồi dần chuyển sang màu hồng, tiếp tục chuyển sang màu nâu tím.

Củ bắt đầu thối từ vị trí đỉnh trở xuống và tại vết bệnh phủ lớp sợi nấm giống với ở rễ. Nấm tạo thành những hạch màu đen. Có thể dễ dàng tìm thấy lớp thảm nấm thô màu tím cùng với những hạch nấm trong đất nơi cây bị thối.

Trên đồng ruộng, sợi nấm là yếu tố lây lan bệnh chủ yếu thông qua nước ruộng. Sợi và hạch nấm có thể sinh sống trong đất lên tới trên 4 năm.

* Cách phòng trừ:

– Sử dụng hom giống trên những cây không bị nhiễm bệnh hại khoai lang.

– Sử dụng thuốc BVTV vi khuẩn, nấm

– Những ruộng đã bị bệnh hại khoai lang cần ngâm nước trong một khoảng thời gian sau khi thu hoạch và tiến hành luân canh với cây khác họ như lúa, đậu tương, ngô.

– Hai đến ba vụ thì luân canh với những cây trồng khác họ.

– Dọn toàn bộ tàn dư cây trồng còn lại.

– Nhổ bỏ và vứt bỏ những cây bị nhiễm bệnh nặng.

– Phân bón cân đối Đạm– Lân – Kali. Ngoài ra, cần bổ sung thêm nguyên tố trung vi lượng cho khoai lang.

– Tăng cường bón vôi để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh hình thành và nâng độ pH của đất.

– Bón lót phân chuồng hoai mục hay phân hữu cơ để giúp ổn định cấu trúc đất, tăng độ mùn, đất trồng được tơi xốp hơn và tiêu diệt các mầm bệnh gây hại nằm trong đất.

– Thường xuyên theo dõi ruộng khoai và chủ động phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh hại khoai lang sớm bằng những sản phẩm thuốc có chứa gốc đồng.

3.2 Sâu hại khoai lang (Còn nữa)…

Sưu tầm và biên soạn KS Lê Minh Giang

Bình luận

bài viết cùng chủ đề

Xem thêm