PHÂN BÓN MIỀN NAM VỚI CÂY CAO SU

 Lê Minh Giang  30-12-2020  512 Lượt xem

1. Nguồn gốc và đặc tính của cây cao su:

Cao su (danh pháp khoa học: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là nhựa mủ-latex) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cai su tự nhiên.

 Các cây cao su đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm 1883. Vào năm 1898, một đồn điền trồng cao su đã được thành lập tại Malaya, và ngày nay phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu vực châu Phi nhiệt đới.

Cây cao su có nguồn gốc nhiệt đới thích ứng với nhiệt độ cao và đều quanh năm, nhiệt độ tối thích cho cao su phát triển là từ 26-320C.

Cây cao su có thể cao tới trên 30m. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng.

Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ: các vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ được thu thập trong các thùng nhỏ. Quá trình này gọi là cạo mủ cao su. Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30 năm.

2. Kỹ thuật trồng:

Thời vụ trồng: cao su thường được trồng vào các tháng đầu mùa mưa khi thời tiết tương đối thuận lợi. Thời vụ trồng ở các tỉnh Tây Nguyên từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm và ở các tỉnh Đông Nam bộ từ tháng 6 đến cuối tháng 7 hàng năm.Mật độ trồng: Tùy theo từng loại đất và địa hình mà bố trí cho phù hợp. Thông thường khoảng cách 7 x 3 m hoặc 6 x 3m hoặc 7 x 2,5 m, tương ứng với mật độ 476, 555 và 571 cây/ha.

Giống Cao Su RRIV 209 2 năm tuổi đất xám

3. Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng với cây cao su

Đạm là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò tạo năng suất và chất lượng. Lân có vai trò quan trọng với cây cao su, tuy nhiên khả năng hút lân ở giai đoạn cây non yếu, được cải thiện khi cây trưởng thành. Kali có vai trò quan trọng tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất mủ của cao su. Ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng, cây cao su hút nhiều chất trung lượng như: Canxi, magiê, lưu huỳnh và các chất vi lượng như: Mangan, sắt, bo, molypđen, kẽm, đồng.Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB), cây cao su (CS) cần dinh dưỡng để phát triển rễ, thân, cành, lá. Trong điều kiện đầy đủ các chất dinh dưỡng, cây phát triển nhanh, rút ngắn thời gian KTCB. Ở giai đoạn kinh doanh (KD), cây vừa tăng trưởng vừa sản xuất mủ, trái, hạt lại phải thay lá hàng năm. Khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cây sẽ có bộ tán tốt, tạo sự quang hợp cao giúp cây tăng trưởng nhanh, kháng được các loại sâu bệnh và cho sản lượng cao. Những năm gần đây, do có sự chăm sóc tốt hơn, năng suất mủ qui khô đã tăng nhanh, đạt 2 – 2,5 tấn/ha/năm. Mặc dù dinh dưỡng cây lấy đi theo sản phẩm không nhiều, nhưng nhu cầu dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển khá cao. Để cho 3 tấn mủ ha/năm, cây cao su đã hút đi 18,9 kg N, 3,8 kg P2O5, 12,9 kg K2O; Tuy nhiên khi dùng thuốc kích thích cũng với năng suất 3 tấn mủ lượng dinh dưỡng cây lấy đi theo năng suất mủ là 18,9 kg N, 8,7 kg P2O5, 15,5 kg K2O

3.1 Liều lượng phân hóa học bón cho cao su gai đoạn kiến thiết cơ bản:

Liều lượng bón thay đổi tùy theo mật độ trồng và tuổi cây.

Mật độ(cây/ha) Năm tuổi Đạm (N)  Lân (P2O5) Kali (K2O)
Kg/ha g/cây Kg/ha g/cây Kg/ha g/cây
512-550 1 23 45 24 47 9 18
2 55 110 57,5 112 18,5 36
3 – 6 70 135 72 140 27,5 54

Phân bón cho cây cao su trong thời gian khai thác (KD); Liều lượng phân hóa học cũng bón cho cao su khai thác theo mật độ và năm khai thác.

Năm cạo Cây/ha Loại đất Đạm N Lân P2O5 Kali K2O
Kg/ha g/cây Kg/ha g/cây Kg/ha g/cây
1-10 476-571 Đất đỏ ban zan 50-75 125 40-60 100 53-150 200
Đất xám 60-90 150 50-70 120 65-90 155
11-20 476-571 Đất đỏ ban zan 70-100 170 45-65 110 40-60 100
Đất xám 80-115 80 55-80 135 53-152 53

3.2 Thời kỳ và phương pháp bón

Tùy kết cấu đất từng vùng mà người ta phân hạng đất khác nhau, đại diện cho tính chất tương đối của loại đất đó để canh tác hợp lý, hiệu quả. Phân bón NPK được khuyến cáo như sau:

Phương pháp bón phân cho cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Phân được chia bón làm 2 – 3 đợt trong năm. Năm đầu tiên thời gian giữa các lần bón phân cách nhau ít nhất 1 tháng. Năm thứ hai trở đi bón vào đầu và cuối mùa mưa.

Phân bón Miền Nam sử dụng NPK, khuyến cáo bón cho cây cao su như sau:

Tuổi cây Loại phân – Lượng bón (kg/ha)
NPK 16-16-8+9S+TE NPK 20-20-15+TE NPK 5-10-3
1 150 100-125 400-500
2 300-350 225-250 (NPK 16-16-8)
3 375-400 275-300 (NPK 20-20-15)
4-5-6 400-500 350-400 (NPK 20-20-15)

Cách bón: Bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mưa tập trung. Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư: Cuốc rãnh hình vành khăn hoặc xăm nhiều lỗ quanh gốc cao su theo mép của tán lá để bón phân,  sau đó lấp đất vùi phân. Khi cây cao su đã giao tán: Đất bằng phẳng hoặc ít dốc thì rải đều phân thành băng rộng 1 m giữa hàng cao su. Đối với đất dốc thì bón vào hệ thống hố giữ màu và vùi kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất.

Sản phẩm Phân bón Miền Nam sử dụng cho cây cao su

Phương pháp bón phân cho cao su trong thời kỳ khai thác

 Phân đươc chia làm 2 lần/năm, lần đầu bón 2/3 hoặc 1/2 lượng phân vào tháng 4, 5 (đầu mùa mưa) khi đất đủ ẩm, lần hai bón lượng còn lại vào khoảng tháng 10.

Năm cạo Cây/ha Loại đất Chủng loại -Liều lượng NPK (kg/ha)
1-10 476-571 Đất đỏ ban zan NPK

15-10-15+TE

NPK

17-7-17+TE

NPK

20-10-22+TE

350-500 300-450 250-375
Đất xám 425-600 375-550 325-450
11-20 Đất đỏ ban zan 450-650 400-575 375-500
Đất xám 600-800 550-700 450-600

Nhu cầu dinh dưỡng của cây cao su:

– Ở giai đoạn kinh doanh (KD), cây vừa tăng trưởng vừa sản xuất mủ, trái, hạt lại phải thay lá hàng năm. Khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cây sẽ có bộ tán tốt, tạo sự quang hợp cao giúp cây tăng trưởng nhanh, kháng được các loại sâu bệnh và cho sản lượng cao. Mặc dù dinh dưỡng cây lấy đi theo sản phẩm không nhiều, nhưng nhu cầu dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển khá cao. Để cho 3 tấn mủ/ha/năm, cây cao su đã hút đi 18,9 kg N, 3,8 kg P2O5, 12,9 kg K2O. Tuy nhiên khi dùng thuốc kích thích cũng với năng suất 3 tấn mủ lượng dinh dưỡng cây lấy đi theo năng suất mủ là 18,9 kg N, 8,7 kg P2O5, 15,5 kg K2O.

Cách bón:

Rải đều lượng phân thành băng rộng 1 – 1,5 m giữa luống cao su. Đối với đất có độ dốc trên 15% thì bón vào hệ thống hố giữ và vùi lấp kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất./.

Sưu tầm và biên tập, KS Lê Minh Giang

Bình luận

bài viết cùng chủ đề

Xem thêm