Bài 5: BO (B) VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG (Tiếp theo)

 Lê Minh Giang  11-01-2021  513 Lượt xem

5. Mối tương hỗ giữa B và các nguyên tố dinh dưỡng khác:

– Khi lạm dụng Bo bón với lượng cao, dẫn đến sự giảm hấp thu của Zn, Fe, Mn nhưng tăng hấp thu Cu. Lượng Ca và Mg cao có thể làm giảm sự hấp thu Bo.

+ Thiếu Zn tăng cường tích lũy Bo. Zn có tác dụng giảm tích lũy và độc tính của B trên cây trồng.

+ Thiếu Bo làm giảm khả năng hút lân của các cây họ đậu và giảm sự hấp thu của Mn và Zn trên cây bông.

+ Bo độc hại đối với ngô khi trồng trong điều kiện thiếu lân, và việc bón lân có tác dụng làm giảm bớt độc tính của Bo.

Biện pháp khắc phục hiện tượng ngộ độc Bo: Bón vôi, bón thêm Silic cũng có tác dụng ngăn cản sự cản sự hấp thu Bo của cây từ đó làm giảm tình trạng ngộ độc ở cây.

 

Biểu hiện thiếu Bo ở một số cây trồng

5.1. Liều lượng Bo đối với quá trình ra hoa, đậu quả

– Có thể khắc phục hiện tượng thiếu hụt Bo bằng cách: phun qua lá, tưới gốc hoặc bón gốc trộn với phân bón.

Lưu ý: Bón lót bằng cách rải đều hay bón thúc vào đất có hiệu quả hơn so với phun lên lá đối với cây hằng năm. Còn đối với cây ăn quả, phun phân Bo qua lá rất hiệu quả, có thể phun vào các thời điểm: Chồi đang ngủ, bắt đầu nảy chồi mới hoặc khi lá đang phát triển đầy đủ.

– Đối với các cây họ đậu và cây lấy củ cần 2 – 4 kg B/ha, trong khi đó các cây trồng khác cần lượng B tối đa thấp hơn.

+ Lượng Bo cân đối đối với cây họ đậu là: 2kg/ha.

+ Đối với ngô: 4,7kg/ha.

+ Đối với đậu tương: 3,4 kg/ha.

Lưu ý:

+ Lượng Bo gây ngộ độc cho lúa 4,4 kg Bo/ha, cây đậu 8,7 kg Bo/ha, đối với ngô là 6,8 kg Bo/ha và 7,4 kg Bo/ha cho lúa mỳ.

+ Hiện tượng ngộ độc Bo phổ biến ở xoài triệu chứng: các đốm sẫm màu trên rìa lá mà kết hợp thành khối, cuối cùng dẫn đến tình trạng hoại tử rìa lá ở nhiều trường hợp. Ngộ độc Bo thường xảy ra sau việc áp dụng các loại phân Bo quá mức, các triệu chứng có thể được thông qua việc lọc rửa vùng rễ, nâng cao pH đất bằng việc áp dụng vôi hoặc kích thích sự tăng trưởng thông qua việc tăng cường bổ sung đạm; tuy nhiên những biện pháp này có thể có các liên quan đối với việc sản xuất cây trồng.

– Bón Bo vào thời kỳ 1 tuần trước khi ra hoa và sau khi đậu quả giúp chuỗi hoa kéo dài, làm chồi hoa lớn, khả năng đậu trái được tốt, sau khi đậu quả trái lớn nhanh, tránh hiện tượng rụng trái,rụng hoa, thối trái, thối hạt,…

6. Giới thiệu về sản phẩm

 

Sản phẩm phân bón Miền Nam có bổ sung Boron

6.1 Borate Canxi 9% Boron

Tên hóa học: Natri Borat Canxi

Công thức: NaCaB5O9.8H2O

Hàm lượng dinh dưỡng: B2O3: 29.0 ± 0.5% (tương đương Boron: 9.0 ± 0.2%), Na2O: 6.9%, CaO: 12.1%, H2O: 2.5%

Màu sắc: Xám trắng, tan tốt trong nước

Quy cách đóng gói: 25kg/bao hoặc với lượng yêu cầu tối tiểu 1kg.

Địa điểm: Mua hóa chất Natri Borate Canxi 9% Boron

Ứng dụng: Borate Canxi 9% Boron là sản phẩm khoáng tự nhiên với 9% Boron được sử dụng trong ngành nông nghiệp (phân bón và điều hòa sinh trưởng thực vật).

– Cách sử dụng

– Có thể bón gốc, hoặc trộn với phân hóa học.

– Có thể phun lên lá.

– Phun vào thời kỳ khoảng 1 tuần trước khi ra hoa và sau khi đậu quả tăng khả năng ra hoa, hạn chế rụng bông tăng khả năng đậu quả. Không phun lúc hoa ra rộ.

+ Đối với cây ăn trái (xoài, cam, …) lượng bón: 50 – 60g/25 lít nước.

+ Đối với tiêu, cà phê: 500 – 550g/220 lít nước.

+ Đối với dưa leo, rau ăn lá, dưa hấu, cà chua: 350 – 400g/200 lít nước.

Các đọc giả có thể mua hóa chất nông nghiệp đặc biệt là sản phẩm Borate Canxi 9% ở các đơn vị kinh doanh, xuất nhập khẩu hóa chất.3

6.2. Giới thiệu về sản phẩm axit Boric 99,9% (H3BO3)

Dạng tinh thể màu trắng, sờ nhờn, vị nhạt, không gây xót, tan trong nước, etanol (cồn), glixerin.

Hàm lượng H3BO3 là 99,9% (tương đương B = 17,5 %; B2O3 = 34%)

Ứng dụng: Dùng trong nông nghiệp (phân bón vi lượng), dùng trong công nghiệp (khử trùng, chất bảo quản, thuốc trừ sâu bọ, kháng cháy,…)

Tên hóa học: Axit Boric

Công thức: H3BO3

Ngoại quan: Dạng bột màu trắng.

Quy cách đóng gói: 25kg/bao hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

– Cách sử dụng

– Phân axit boric được sử dụng để phun lên lá với nồng độ 0,03-0,05%.

– Phân còn được dùng để xử lý hạt giống, bón cho những nơi đất có hàm lượng B dễ tiêu dưới 0,2mg/100g đất.

Axit boric bón thích hợp cho cây họ đậu, đay…

6.3. Giới thiệu về Borat Natri 

Dạng tương tự như Natri Borat Canxi

+ Phân Borat natri (Na2B4O7.10H2O)

Hàm lượng B trong phân là 11,3%.

– Cách sử dụng

Phân này được dùng để phun lên lá, xử lý hạt giống. Borat natri còn được dùng để trộn với phân đa lượng với mục đích sản xuất ra phân hỗn hợp có chứa B.

+ Borat magie: Phân này chứa 1,4% B và 19% Mg.

Phân được dùng để bón vào đất với lượng 0,5-1,5kg/ha, hoặc phun lên lá với lượng 200mg/ha hoạt chất (0,1-0,3kg/ha).

Cây bị thiếu B sinh trưởng kém, lá nhỏ, có màu nhạt, cây đâm chồi nách nhiều, rễ phát triển kém, thân cây thường bị nứt nẻ.

Sưu tầm và biên soạn Ks Lê Minh Giang

Bình luận

bài viết cùng chủ đề

Xem thêm